Sinh viên trong lần đầu làm quen với các khóa học Online thường rất bỡ ngỡ vì họ không biết làm như thế nào là đúng. Đặc biệt đối với những sinh viên đã quen với việc dạy và học trược tiếp tại trường. Sau đây là 9 dạng bài khi học các lớp trực tuyến.
Ảnh minh họa |
1. Đọc hiểu tài liệu và trả lời câu hỏi
Giảng viên trực tuyến sẽ cung cấp cho sinh viên những bài giảng bằng video, các tài liệu liên quan và các câu hỏi để đánh giá mức độ tiếp thu của người học. Sinh viên có thể xem lại bài giảng hoặc nghiên cứu tài liệu để trả lời các câu hỏi đánh giá của giảng viên miễn sao hoàn thành trước khi thời gian cho phép hết hạn.
2. Các bài nghiên cứu
Việc làm các bài nghiên cứu là rất phổ biến trong các lớp học trực tuyến, viết một bài viết như vậy là kỹ năng bắt buộc với các sinh viên, nó dùng để đánh giá mức độ hoàn thành bài học của từng người.
Có một chút khác biệt khi sinh viên làm bài nghiên cứu trực tuyến so với làm bài nhóm trên lớp. Tuy nhiên, ngoài những tài liệu có sẵn, sinh viên vẫn phải chủ động tới thư viện tham khảo thêm các tài liệu để có được bài làm xuất sắc.
3. Các bài kiểm tra
Các bài kiểm tra hay các bài tiểu luận cũng thường xuyên được giáo viên yêu cầu các sinh viên của mình để liên tục đánh giá quá trình học. Tùy vào mỗi trường lại có một cách tổ chức giám sát các buổi thi khác nhau, ví dụ như có trường sẽ thông qua hệ thống webcam hoặc những câu hỏi bắt xác minh danh tính thí sinh.
Ảnh minh họa |
4. Diễn đàn thảo luận
Nếu như ở trên các lớp học bình thường, các sinh viên có thể trao đổi với nhau rất nhanh khi gặp một vấn đề cần thảo luận. Vì vậy để tạo ra một lớp học ảo cũng giống như một lớp học thật, nhà trường đã lập ra những diễn đàn là nơi để sinh viên hỏi đáp thắc mắc hay chia sẽ kinh nghiệm với nhau.
5. Blog
Các cuộc thảo luận này đang tiếp tục công khai đối thoại về những suy nghĩ và ý tưởng của học sinh về một chủ đề. Sinh viên có thể thêm thông tin chi tiết mới vào blog trong suốt khóa học, và đôi khi các sinh viên khác có thể bình luận. Các blog đặc biệt hữu ích cho các lớp học trực tuyến.
6. Tạp chí
Viết tạp chí cũng là một cách để sinh viên có thể đào sâu vào các chủ đề họ quan tâm với giảng viên. Thông thường các bài tạp chí cho phép sinh viên thoải mái thể hiện ý tưởng, quan điểm hay những câu hỏi liên quan. Những chủ đề đó mang đến sự thú vị trong quá trình học tập.
7. Wiki
Wiki đặc biệt rất hữu ích cho làm việc nhóm trực truyến, sinh viên có thể bình luận hay chỉnh sửa một tài liệu cho việc hoàn thành các bài tập, lập các câu hỏi cần nghiên cứu, chia sẻ tóm tắt hay tổ chức thảo luận.
8. Tình huống cụ thể
Thông thường các bài tập yêu cầu sinh viên nhận diện được vấn đề thực tế từ kiến thức đã học. Các sinh viên sẽ phải tìm các thông tin chi tiết của vấn đề đó để đưa ra phân tích vấn đề, nghiên cứu và đưa ra các phương án giải quyết.
Ảnh minh họa |
9. Môi trường học tập tự lập
Môi trường học tập tự lập càng ngày phổ biến, nhất là trong bộ môn toán học và khoa học.
Thông thường, sinh viên sẽ được hướng dẫn cơ bản một thời gian ngắn rồi sau đó sinh viên sẽ tự nghiên cứu để trả lời các câu hỏi của giảng viên. Bằng cách làm như vậy, mỗi sinh viên có thể phát triển bản thân bằng đúng năng lực của họ mà không bị gò bó trong tốc độ học trung bình của cả lớp. Giảng viên không trực tiếp hướng dẫn bạn nhưng luôn có một đội ngũ sẵn sàng trả lời những thắc mắc mọi lúc
Các loại bài tập này không phải áp dụng cho mọi lớp học, mỗi lớp học trực tuyến sẽ có mỗi dạng phù hợp khác nhau. Đây chỉ là những dạng phổ biến mà thường giáo viên sẽ áp dụng.
Thông tin về khóa học Thạc sỹ trực tuyến Columbia Southern University tại:
https://columbiasouthern.edu.vn/landing-csu/
Thông tin về khóa học Thạc sỹ trực tuyến Columbia Southern University tại:
https://columbiasouthern.edu.vn/landing-csu/
Tham khảo tại usnews