About Me

header ads

Sinh viên vừa tốt nghiệp cần chuẩn bị hành trang gì cho tương lai

Các sinh viên đại học phải bỏ từ bốn đến sáu năm mới tốt nghiệp. Tuy nhiên, cần làm gì khi mới tốt nghiệp đại học?

Điều đầu tiên các sinh viên mới tốt nghiệp cần phải làm được là có một cách sống lành mạnh. Khi đi làm, thời gian sẽ rất khác với đi học vì có giờ giấc cố định nên sinh viên phải sắp xếp công việc theo thứ tự. Không chỉ vậy, tập thể dục đều đặn hay tự nấu các món ăn bổ dưỡng cũng là một phần quan trọng và cần phải được thành thói quen từ sớm.


Điều cần nhớ thứ hai là đừng ngại phạm sai lầm. Khi mới ra trường, không ai biết công việc làm của mình ra sao, nên phạm sai lầm là chuyện dĩ nhiên. Tuy vậy, sinh viên không nên sợ những sai lầm này, mà nên xem nó như một kinh nghiệm quý báu và có thể lấy được nhiều bài học hay. Nếu rút được kinh nghiệm và học được điều gì từ những sai lầm của mình, sinh viên sẽ dễ dàng vượt qua các rào cản trong công việc hơn.

Các kỹ năng giao tiếp cũng là những thứ mà sinh viên nên rèn luyện vì sẽ giúp rất nhiều cho sự nghiệp. Người Mỹ có câu “It’s not what you know, it’s who you know” nghĩa là “Kiến thức bạn biết không quan trọng như người mà bạn quen.” Vì vậy, sinh viên cần phải biết giao tiếp, có quan hệ rộng để có người nhờ cậy, nhất là các giáo sư từng dạy mình ở đại học.

Giữ liên lạc với các giáo sư là một điều cần thiết. (Hình: understood.org)
Khi còn học đại học, các giáo sư thường phát thời khóa biểu của lớp và trên đó có cách để liên lạc với họ như email và số điện thoại. Chính vì vậy, sinh viên sau khi ra trường không nên bỏ đi các thời khóa biểu này để có thể liên lạc với các giáo sư và nhờ họ viết cho một lá thư giới thiệu hay có thể giúp mình tìm được một công việc làm ổn định. Nhờ những lợi ích đó, giao tiếp là một kỹ năng rất quan trọng mà sinh viên cần phải rèn luyện từ lúc đi học cho đến khi ra trường.

Một trong những thứ quan trọng nhất trên đời là tiền bạc nên ai cũng phải biết cách tiết kiệm, nhất là đối với các sinh viên mới ra trường. Sinh viên nên cân nhắc việc bỏ tiền vào ngân hàng lấy tiền lãi. Tiền bạc nên được dùng cho những thứ quan trọng nhất như tiền chợ, tiền nhà và trả nợ học phí.

Cách viết email cũng là một thứ mà sinh viên mới ra trường cần phải học. Từ lúc đi học, sinh viên phải gửi email để trò chuyện với các giáo sư về các môn học và phải gửi email đến các công ty để xin việc làm sau khi ra trường.

Khi gửi email xin việc làm, sinh viên cần phải nghiên cứu kỹ công ty mình sẽ gửi đơn xin việc làm đến để viết một lá thư thật kỹ và tạo ấn tượng tốt với người đọc. Nếu gửi email xong, công ty không trả lời, sinh viên nên kiên nhẫn chờ đợi vì người của công ty có thể bận, không có thời gian trả lời email của mình. Trong những trường hợp đó, sinh viên có thể gửi thêm một email để hỏi tại sao chưa có phản hồi từ phía công ty và nên nhớ viết với giọng văn lịch sự, không hối thúc và không đòi hỏi.

Khi viết email, sinh viên nên biết cách đặt các câu hỏi liên quan đến công việc mình đang xin và nên sử dụng kinh nghiệm của chính mình để đặt ra các câu hỏi đó. Một điểm cần nhớ khi viết email nữa là không nên viết với giọng văn quá lịch sự. Nhiều người viết email và gọi người bên công ty là “Mr. Nguyen” hay “Ms. Nguyen” và điều này sẽ làm người đọc cảm thấy khó chịu, nên nhiều khi chỉ cần gọi tên của họ để tạo ra cảm giác thân mật.

Xin việc làm là một rào cản lớn với nhiều sinh viên mới ra trường. (Hình: sdflc.org)
Đơn xin việc cũng là một thứ sinh viên cần phải viết thật kỹ. Trên đơn cần phải có đủ bằng cấp, chứng chỉ của mình, những kinh nghiệm, kỹ năng liên quan đến công việc. Đơn xin việc này phải được viết đơn giản, nhưng không quá ngắn, để có thể tạo được thiện cảm với công ty.

Khi có việc làm đầu tiên, nhiều người nghĩ công việc này sẽ quyết định sự nghiệp về sau của mình và đây là một suy nghĩ sai lầm. Các sinh viên mới ra trường nên chọn một công việc có thể giúp mình áp dụng những kiến thức học được trong nhiều năm và chọn một môi trường làm việc tốt. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể tìm được một công việc vừa ý sau khi ra trường. Nếu việc làm đầu tiên không thuận lợi, sinh viên mới ra trường có thể coi nó như một kinh nghiệm và có thể vừa làm vừa tìm việc làm mới.

Sau nhiều năm học ở trường, việc học của các sinh viên mới tốt nghiệp không dừng lại ở đó và lúc nào cũng phải học, không chỉ những kiến thức mới liên quan đến việc làm và nên học thêm những kỷ năng giúp mình vượt qua các rào cản trong đời.

Collect & Posted by

Nguyen Ba Dat • Business Development Executive
Viện Xúc Tiến Phát Triển Giáo Dục 
Phone: 0932 020 974 – 08. 3910 6620