About Me

header ads

Cơ hội từ Edtech tại Việt Nam

Thế giới 

Theo báo cáo của EdTechXGlobal và IBIS Capital, nhà trường đã chi gần 160 tỷ USD cho công nghệ giáo dục (edtech) trong năm 2016. Tổng thị trường edtech được dự báo sẽ tăng trưởng khoảng 17% trên một năm và đạt mốc 252 tỷ USD vào năm 2020 (gần gấp 3 so với năm 2013). Dư địa cho phát triển edtech hiện là rất lớn khi chỉ mới 2% thị trường được tin học hóa (tổng thị trường giáo dục toàn cầu được ước tính lên tới hơn 5000 tỉ USD) 

Ở một góc độ khác, một trong những thước đo phản ánh rõ ràng nhất mức độ quan tâm của thị trường là số thương vụ và tổng số vốn được đầu tư cho các công ty khởi nghiệp (startup) trong edtech. Năm 2017 được dự báo là một năm khởi sắc của Edtech với (dự kiến) 506 thương vụ, với tổng vốn đầu tư (dự kiến) là 2,904 tỉ USD. Con số này tiệm cận mốc đỉnh năm 2015 (522 thương vụ và 3,442 tỉ USD vốn đầu tư) [Theo CBInsights]
Năm 2017 được dự báo khởi sắc của Edtech (Nguồn : CBInsights)
Châu Á 

Tiềm năng phát triển của Edtech trên thế giới là không thể phủ nhận, Châu Á là thị trường tiềm năng nhất đối với Edtech với con số tăng trưởng ấn tượng. Hiện có hơn 600 triệu học sinh K-12. Tới năm 2020, Châu Á được dự báo sẽ chiếm thị phần lớn nhất của thị trường Edtech, với hơn 17.3%. Giáo dục đang ngày càng nhận được đầu tư về cả tiền bạc lẫn thời gian. Trung bình, có 40% thu nhập hộ gia đình được dành cho giáo dục.
Châu Á dẫn đầu trong kỷ nguyên edtech (Nguồn: Fresco Capital)
Khu vực Đông Nam Á 

Khu vực Đông Nam Á luôn là một trong 3 “điểm nóng” tắng trưởng tại Châu Á (ngoài Trung Quốc và Ấn Độ). Với 600 triệu dân, đa phần là dân số trẻ, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, nhiều quốc gia có tỷ người dùng smartphone và độ thâm nhập internet cao, nhân công lương cạnh tranh… Việt Nam là một trong những thị trường tiềm năng nhất tại Đông Nam Á với thế mạnh về nhân lực công nghệ thông tin và kết nối với Silicon Valley. Đây là cơ sở để các startup trong bất kì lĩnh vực nào phát triển tại Đông Nam Á. Trên thực tế, với cơ cấu dân số trẻ như vậy, nguồn lực giáo viên , sách, trang thiết bị sẽ cần phải đáp ứng nhu cầu lớn đó. Đây chính là khoảng trống để các startup edtech “có đất” để dụng võ 

Tại Việt Nam 

Hệ sinh thái edtech trong nước vẫn còn rất non trẻ mới chỉ có một số ứng dụng như nền tảng cung cấp khóa học online (Broad Online Learning Platforms) hay hệ thống quản lý lớp học (Learning Management Systems). 

Việt Nam hiện có hơn 150 doanh nghiệp khởi nghiệp khai thác tiềm năng của giáo dục trực tuyến và trên 2 triệu người đang tham gia nhiều chương trình học qua mạng, đồng thời có hơn 22 triệu học sinh, sinh viên  . Mỗi năm, người Việt chi 3–4 tỷ USD cho việc du học của con 

Việt Nam đang nỗ lực để trở thành một trong những nước tiên phong trong cuộc cách mạng cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Cuối năm 2018, Dưới sự chỉ đạo và cho phép của lãnh đạo Hiệp Hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam EDUNET ra đời – đây là ứng dụng edtech Search (tìm kiếm, so sánh trường và khóa học; tích hợp AI đưa các thuật toán machine learning vào gợi ý khóa học tiếp theo cho người dùng) Đây là một ứng dụng trực tuyến lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam mạng lại hữu ích dành cho cả người học và cơ sở đào tạo. Hiệu quả của ứng dụng có sức hút đáng kinh ngạc khi có đến hàng trăm nghìn lượt truy cập tìm hiểu thông tin các khóa học được Edunet lựa chọn giới thiệu. 

Ưu điểm của ứng dụng EDUNET 

- Cập nhật thông tin, học phí khóa học nhanh chóng, chính xác. 

- Khám phá hàng nghìn ưu đãi, học bổng từ các chương trình trong và ngoài nước

- Cung cấp công cụ so sánh các khóa học tương tự. 

- Công cụ hỗ trợ tăng công suất tuyển sinh cho các cơ sở đào tạo. 

- Luôn cải tiến nhằm tăng sự hài lòng của người dùng. 

Hãy cùng tìm hiểu những điều thú vị khác xung quanh ứng dụng Edunet tuyệt vời này TẠI: