About Me

header ads

Trường học nên dạy chương trình học của tương lai, chứ không phải quá khứ

Robot, trí tuệ nhân tạo, tự động hóa - không còn là những thứ của phim khoa học viễn tưởng. Bằng chứng áp đảo cho thấy đang có sự thay đổi trong những gì lực lượng lao động cần và nó sẽ tiếp tục lớn hơn nhiều trong tương lai. Trên toàn thế giới, các lãnh đạo nhà nước và kinh tế tranh luận về tương lai của việc làm và những thay đổi do công nghệ và tự động hóa mang lại. Mặc dù vậy, thế giới không phản ứng đủ nhanh để cập nhật hệ thống giáo dục của chúng ta.
Ảnh minh họa
1. Tác động của tự động hoá 

Theo phân tích trên 750 ngành nghề của Viện toàn cầu McKinsey, 51% các hoạt động của công việc rất dễ được tự động hóa - và điều đó hiện đang được chứng minh thông qua việc điều chỉnh công nghệ. Có một lưu ý quan trọng rằng các hoạt động này tạo ra việc làm trong nhiều nền kinh tế cũng như kỹ năng và mức lương. Điều này chỉ ra rằng tự động hóa ít có khả năng dẫn đến tình trạng thất nghiệp hàng loạt như được báo động nhưng gần như cần phải định nghĩa lại hầu hết các nghề nghiệp và kỹ năng cần thiết.

Chúng ta đang làm gì để chuẩn bị cho thế hệ tương lai phát triển trong bối cảnh thay đổi này? Một học sinh bắt đầu học tiểu học ngày hôm nay sẽ tốt nghiệp đại học vào giữa những năm 2030 và sự nghiệp của chúng sẽ kéo dài đến năm 2060 hoặc hơn thế nữa. Mặc dù chúng ta không thể dự đoán chính xác lực lượng lao động vào giữa thế kỷ, nhưng chúng ta biết chúng đang thay đổi và sẽ tiếp tục thay đổi theo tiến bộ công nghệ.

Tuy nhiên, trong hầu hết các trường bạn đến thăm vào năm 2018, bạn thấy các giáo viên dạy chính xác cùng một vấn đề như họ đã dạy vào năm 1918: đọc, viết, toán, khoa học, lịch sử và ngoại ngữ. Tồn tại các cuộc tranh luận về tương lai của việc thay đổi cách dạy trong các trung tâm giáo dục theo xu hướng công nghệ, nhưng hầu như không có tranh luận về việc thay đổi nội dung chúng ta dạy. Bất kỳ cuộc thảo luận nào về tương lai của việc làm nên đi đôi với thảo luận về tương lai của chương trình giảng dạy. 
Ảnh minh họa
2. Học gì và dạy gì trong kỷ nguyên số?

Kỹ năng số và sử dụng công nghệ

Giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, kỹ năng số và cộng tác là nhu cầu lớn hơn mỗi năm nhưng chưa được dạy trong các trường học của chúng ta. Ngay cả khi các trường dạy các kỹ năng số, họ tập trung vào cách sử dụng công nghệ - cách tạo văn bản hoặc bản thuyết trình - thay vì cách tạo ra công nghệ. Một số chủ đề chúng ta dạy ngày nay sẽ không còn cần thiết vào những năm 2030: chữ viết tay ngày càng lỗi thời, số học phức tạp không còn tính bằng tay và internet đã thay thế khả năng ghi nhớ nhiều sự kiện cơ bản.

Chúng ta đang đối mặt với thách thức xác định lại nền giáo dục nền tảng để theo kịp sự phát triển các kỹ năng cần thiết cho việc giải quyết vấn đề, đổi mới và thành công. Tuy nhiên, chúng ta không đáp ứng được thách thức đó và do đó không thể chuẩn bị đầy đủ cho thế hệ tương lai.

Để trang bị cho tất cả học sinh kỹ năng giải quyết vấn đề theo hướng công nghệ số, sáng tạo và hợp tác trong tương lai, các trường phải dạy khoa học máy tính như một phần của chương trình giảng dạy chính. Khoa học máy tính không chỉ là về mã hóa. Nó còn là tư duy tính toán, thiết kế giao diện, phân tích dữ liệu, học máy, an ninh mạng, kết nối và robot. Học khoa học máy tính thúc đẩy sự sáng tạo, giải quyết vấn đề, đạo đức và hợp tác - những kỹ năng không chỉ quan trọng đối với công việc kĩ thuật trong thế giới phát triển, mà có giá trị cho mọi nghề nghiệp ở tất cả các nền kinh tế. Hơn nữa, trong một nghiên cứu học sinh cảm nhận thế nào về lớp học của họ, khoa học máy tính và kỹ thuật là tiết học được yêu thích chỉ đứng sau các bộ môn nghệ thuật. 

Những nội dung đào tạo không còn phù hợp 

Các nhà quản lý nhà nước về giáo dục nên thảo luận về việc loại bỏ các phần của chương trình giảng dạy năm 1918 để nhường chỗ cho chương trình giảng dạy năm 2018. Khoa học máy tính đồng ý trở thành các câu lạc bộ sau giờ học, các cuộc thi robot hay hackathons. Nó đừng chỉ được tiếp cận ở mức cao cấp nhưng được dạy như một phần của chương trình học tiểu học và trung học, có thể tiếp cận tới tất cả học sinh.

Các trường học của chúng ta nên dạy chương trình giảng dạy của tương lai, không chỉ là chương trình của quá khứ. Đã có nhiều nước bắt đầu đưa khoa học máy tính là một phần trong chương trình giảng dạy toàn quốc của họ. Tại Mỹ, 44 tiểu bang đã thay đổi chính sách để công nhận khoa học máy tính là một phần cốt lõi của học thuật. Ngoài Hoa Kỳ, hơn 25 quốc gia đã công bố kế hoạch mở rộng chương trình học để tiếp cận với khoa học máy tính. Nhóm này bao gồm Vương quốc Anh, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Argentina, Ecuador, Ý, Malaysia, Thụy Điển và Thái Lan.
Ảnh minh họa
3. Học và dạy khoa học máy tính

Dạy khoa học máy tính trong trường học nghe có vẻ kinh hoàng nhưng đó là một ý tưởng đầy triển vọng. Nó truyền cảm hứng cho giáo viên và thu hút học sinh. Mặc dù phần lớn các giáo viên trên toàn thế giới không có nhiều kinh nghiệm về khoa học máy tính và nhiều trường học trên thế giới thiệu máy tính kết nối, đây là vấn đề chúng ta có thể và nên giải quyết. Các quốc gia như Brazil, Chile và Nigeria đang xây dựng kế hoạch để giải quyết thách thức này mà những quốc gia khác nên học tập.

Tương lai nghề nghiệp có thể không chắc chắn nhưng có một điều hoàn toàn rõ ràng: khoa học máy tính sẽ trở thành nhu cầu lớn hơn bao giờ hết và mỗi học sinh ở mỗi trường nên được học nó như một phần của chương trình giảng dạy.

Source: World Economic Forum, 2018.
& Posted by

Nguyen Ba Dat • Business Development Executive
Viện Xúc Tiến Phát Triển Giáo Dục 
Phone: 0932 020 974 – 08. 3910 6620



Nguồn: WHY SCHOOLS SHOULD TEACH THE CURRICULUM OF THE FUTURE, NOT THE PAST? | Hadi Partovi, Ceo Code.Org, World Economic Forum, 2018.