About Me

header ads

ĐỂ GIÁO DỤC BẮT KỊP CÔNG NGHỆ

Edutech đang là một thuật ngữ đang được nhắc đến nhiều trong vài năm trở lại đây. vậy Edutech là gì? Chúng được ứng dụng vào cuộc sống ra sao? Tiềm năng phát triển edutech có không?,… Tất cả những vấn đề trên sẽ được làm rõ trong bài viết dưới đây.


Edutech là gì? 

Edutech là cụm từ viết tắt tiếng Anh của education technology. Đây là ứng dụng công nghệ ngành giáo dục. Nó bao gồm tất cả các khía cạnh khác nhau của giáo dục từ việc dạy và học, quản lý giáo dục, truyền thông giáo dục,… 

Ứng dụng của Edutech 

Khoảng 10 năm trở lại đây, sự bùng nổ của internet và mức độ sử dụng công nghệ số đã giúp Edutech có nhiều tiềm năng phát triển và ứng dụng rộng rãi hơn. Edutech mặc dù rất đa dạng nhưng có thể chia thành 3 khoảng ngành học cơ bản như sau: 

Management of information and processes (Quản lý thông tin và quy trình) 

Ngành này ứng dụng việc quản lý hệ thống học tập, thực hiện sát hạch và các khóa học chuyên nghiệp. 

Trên thế giới đã có rất nhiều startup thành công từ ứng dụng này, điển hình như ở Ấn Độ. Tại Việt nam thì Hệ thống quản lý học tập (LMS) được triển khai áp dụng đầu tiên tại ĐH Kinh Tế Tp.HCM. 
Combined into a weighted EdTech Index : (Tìm kiếm, so sánh trường học, khóa học) 

Tại Việt Nam ứng dụng Edunet trực thuộc IPED – Hiệp Hội Đại Học Cao Đẳng Việt Nam triển khai đầu năm 2018. Đây là nền tảng tìm kiếm và so sánh khóa học, có khả năng tương tác để hỗ trợ năng lực quản lý của nhà trường, hay đưa các thuật toán machine learning vào gợi ý tìm kiếm khóa học theo hành vi tìm kiếm của người học, khả năng tổng hợp, phân phối hồ sơ học viên theo từng trường học, khóa học…. 

Instruction – Teaching material (Hướng dẫn – tài liệu giảng dạy) 

Hình thức ứng dụng này được chia thành 3 loại: 

Khóa học trực tuyến, học theo phương pháp Elearning – dạy và học tương thích: Dựa vào kết quả và năng lực của người học mà điều chỉnh phương pháp, bài tập cho phù hợp. 

Học qua các dự án: Một phương pháp học dựa trên việc giao dự án cho người học và cần sự hợp tác để tạo nên sản phẩm. Bổ trợ kỹ năng giải quyết vấn đề, giúp sinh viên được thực hành, tự quản lý và hoàn thiện bản thân. 

Học qua ứng dụng thực tế ảo: Các thiết bị thực tế ảo đang được phát triển. Trên thế giới, Microsoft đã thử nghiệm Hololens tại các trường y khoa trong việc quan sát trực quan cơ thể người. 
Assessment (Đánh giá) 

Đánh giá ở đây là ứng dụng việc đánh giá ở cả kiến thức học sinh, tài liệu hướng dẫn và đo lường tiến độ. 

Việc cập nhật đánh giá học tập liên tục sẽ giúp điều chỉnh kế hoạch bài học. Sinh viên tự tin trả lời không lo bị sao. Từ đó, giảng viên cũng có đánh giá chính xác về kiến thức từng sinh viên. 

Thực trạng Edutech 
    Thế giới năm 2018, edutech được đánh giá là tăng trưởng bền vững khi mà có hơn 16,3 tỷ $ đầu tư vào thị trường Edutech. Hơn 1000 sản phẩm trên 50 phân khúc giáo dục được quan tâm đầu tư. hơn 13.000 đơn vị, dự án phát triển trong ngành edutech. Tốc độ phát triển Edutech toàn cầu khoảng 15,4%/năm. 

    Đối với Việt Nam, năm 2018 Edutech Việt Nam đã đón nhận một năm đầu tư kỷ lục với nguồn vốn kêu gọi được lên tới 55 triệu $. Nhiều đơn vị trong và ngoài nước quan tâm tới Edutech Việt Nam. Những sản phẩm Edutech đã đi vào chất lượng, đẩy mạnh nhiều phân khúc mới. 

    Các mô hình Edutech phổ biến 
      Mô hình trên thế giới về Edutech vô cùng đa dạng, tuy nhiên chủ yếu tập trung ở các hạng mục như: 

      Learning Management Systems: Hệ thống quản lý học tập. Tiêu biểu như: Edmodo, ClassDojo, Schoology. 

      School Administration: Phần mềm quản lý nhà trường. Ví dụ: Parchment, Brightwheel,… 

      Broad Online Learning Platforms: Nền tảng cung cấp khóa học cho đại chúng. Tiêu biểu như: Coursera, KhanAcademy, Udemy, Udacity,…


      - Edunet (Matching Search and Compaire stool)

      Với ý tưởng sử dụng sức mạnh đang phát triển của Edutech. Edunet được IPED – Hiệp Hội Đại Học Cao Đẳng Việt Nam lập nên. Đây là công cụ tìm kiếm so sánh nhằm lấp vào chỗ trống thiếu hụt thông tin từ các trường học, khóa học. Những chuyên ngành, học phí, tín chỉ cũng như từng chi tiết nhỏ vv. khi học viên có ý định tìm kiếm khóa để theo học thay vì phải đến tận trường để hỏi thông tin, thì nay với ứng dụng này học viên có thể cùng lúc nhận được thông tin chi tiết và chính xác của hàng nghìn chương trình trong và ngoài nước. Ngoài ra Đây cũng là công cụ hỗ trợ tăng công suất tuyển sinh cho các cơ sở đào tạo. 

      - Next-Gen Study Tools: Công cụ hỗ trợ học tập . Tiêu biểu như: Kahoot!, Curriculet, Lumosity. 

      - Enterprise Learning: Đào tạo doanh nghiệp. Tiêu biểu như: EdCast, ExecOnline, Grovo,… 

      - Early Childhood Education: Giáo dục trẻ em. Tiêu biểu như: Osmo, Speakaboos,… 

      - Tech Learning: Công cụ dạy trực tuyến. Tiêu biểu startup Codecademy, Pluralsight,… 

      - Language Learning: Học ngôn ngữ. Tiêu biểu các nền tảng như Duolingo, Tutor Group, VipKid,… 

      Một số Edutech Startup thành công trên thế giới 
        Hiện nay trên thế giới đã có rất nhiều Edutech Startup thành công, có thể kể đến như: 

        - Coursera: Ứng dụng cung cấp khóa học trực tuyến miễn phí. Startup này hiện là đối tác của nhiều trường, tổ chức giáo dục hàng đầu thế giới. 

        - Knewton: Startup được thành lập năm 2008, tới nay đã có hơn 10.000 sinh viên sử dụng phần mềm của họ. Knewton cung cấp các khóa học trực tuyến của nhiều đối tác giáo dục nổi tiếng trên thế giới hiện nay. 

        - Doulingo: Phần mềm học ngoại ngữ miễn phí dựa trên trò chơi hóa để người học tiếp cận dễ dàng hơn. Đây cũng là nền tảng học ngoại ngữ dụng phổ biến nhất, với hàng nghìn học viên. 

        Tiềm năng phát triển của Edutech 
          Tiềm năng phát triển Edutech trên thế giới có, trong đó, Châu Á được biết đến chính là thị trường tiềm năng nhất đối với lĩnh vực Edutech. Hiện nay khu vực đã có hơn 600 triệu học sinh K 12. Dự báo đến năm 2020, Châu Á sẽ chiếm thị phần lớn nhất trên toàn thế giới. 

          Tại khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc đang là nước dẫn đầu toàn thế giới trong đầu tư và phát triển Edutech, nơi thu hút tỷ lệ đầu tư lớn nhất, hơn 7 tỷ $ năm 2018, hơn Mỹ 2 tỷ $. Lại nói khu vực Đông Nam Á sở hữu cơ cấu dân số trẻ, tốc độ tăng trưởng cao, tỷ lệ sử dụng internet và các thiết bị công nghệ lớn,… đây là cơ sở phát triển các Edutech Startup trong nhiều lĩnh vực khác nhau.


          Việt Nam cần làm gì để Edutech phát triển?
            Là một quốc gia thuộc Đông Nam Á, Việt Nam cũng có những lợi thế tương tự. Không những vậy, Việt Nam còn có được rất nhiều thế mạnh và ít quốc gia có được như nguồn lực rẻ, lao động dồi dào, trình độ CNTT và tiếp thu cái mới nhanh chóng. Trong nước, Edutech cũng đang là 1 trong 3 ngành thu hút Startup và là lĩnh vực tiềm năng nhất hiện nay. 

            Tại Việt Nam hiện có hơn 150 doanh nghiệp khởi nghiệp khai thác lĩnh vực giáo dục trực tuyến, hơn 2 triệu người dùng các chương trình học online, Người Việt chi khoảng 3 – 4 tỷ USD cho con cái vào việc đi du học. Đây cũng là những con số nói lên Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển, là “miếng bánh béo bở” cho các startup khai phá. 

            Công nghệ là xu hướng tất yếu, phát triển trong giáo dục chỉ là sớm hay muộn. Do đó, Edutech sẽ là một bài toán dài hạn, nhiều thời cơ nhưng cũng không ít thách thức. Thành bại hay không còn phụ thuộc nhiều vào việc lựa chọn mô hình, đối tượng, đội ngũ sáng lập cũng như các giá trị startup sẽ đem tới cho xã hội.

            Collect & Posted by

            Nguyen Ba Dat • Business Development Executive
            Viện Xúc Tiến Phát Triển Giáo Dục 
            Phone: 0932 020 974 – 08. 3910 6620